Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Bùi Hợp
Số lượng các sản phẩm thủy sản của nước ta được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với các nông sản khác của ngành nông nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, với nhiều sản phẩm đặc thù như cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, sò điệp...
Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi, do đó các đặc sản của địa phương chủ yếu là nông sản, trong đó có nhiều đặc sản quý đã được bảo hộ. Có thể kể đến như: i) Trái cây: xoài Bình Phước, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, mít Hồng Ngự, chôm chôm Long Khánh, nho Ninh Thuận, cam Vinh, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, dâu tây Đà Lạt, thanh long Bình Thuận, hồng không hạt Bắc Kạn…;

ii) Dược liệu: sâm Ngọc Linh, ba kích Quảng Ninh, quế vỏ Văn Yên, hoa hồi Lạng Sơn…; iii) Thực phẩm: cừu Ninh Thuận, dê Ninh Bình, gà Tiên Yên, gà Đông Tảo, lợn Móng Cái, gạo tám xoan Hải Hậu, gạo Điện Biên, yến sào Khánh Hòa, tôm khô Vĩnh Kim, hạt dẻ Trùng Khánh…; iv) Đồ uống: vang Đà Lạt, rượu Bầu Đá, rượu cần Hòa Bình, cà phê Buôn Mê Thuột, chè Suối Giàng, chè Mộc Châu, chè Tân Cương, mật ong Mèo Vạc, mật ong Sơn La, mía tím Hòa Bình...; v) Đồ mỹ nghệ: nón Huế, gốm sứ Bát Tràng, đồng Đại Bái…; vi) Hoa: hoa Đà Lạt, hoa mai Yên Tử, hoa đào Nhật Tân…

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, tiềm năng phát triển thủy sản ở nước ta cũng rất lớn nhờ có bờ biển dài và nhiều hệ thống sông ngòi. Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 800 cơ sở sản xuất thủy sản ở quy mô công nghiệp. Sản lượng thủy sản bao gồm khai thác và đánh bắt đạt hàng triệu tấn. Ngành thủy sản đã vươn lên trở thành ngành mũi nhọn trong nông nghiệp.

Đến giữa quý II/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đang dần phục hồi và tăng trưởng xuất khẩu trở lại với nhiều mặt hàng phong phú.

Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản được bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế so với các nông sản khác. Cho đến nay, chỉ có một số sản phẩm thủy sản được bảo hộ như: ốc hương Khánh Hòa, tu hài, ngán Quảng Ninh, sá sùng Vân Đồn, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Nha Trang, mắm tôm Hậu Lộc, chả mực Hạ Long...

Các sản phẩm được chế biến từ các loài nuôi chủ lực của Việt Nam như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm... vẫn chưa được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây là 1 trong 6 điểm hạn chế trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam
Mặc dù ngành thủy sản đã vươn lên trở thành ngành mũi nhọn trong nông nghiệp nhưng các sản phẩm thủy sản được bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế so với các nông sản khác.

Thủy sản Việt Nam có rất nhiều sản phẩm đặc thù như: Cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, ốc hương, sò điệp..., với công nghiệp chế biến hiện đại phục vụ cho xuất khẩu, tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu về bảo đảm kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam chưa được bảo hộ, bao gồm cả sản phẩm thủy sản xuất khẩu dưới dạng nhãn hiệu của nước ngoài. Một số thương hiệu Việt Nam bị lạm dụng hoặc chiếm đoạt ở nước ngoài. Điển hình như vụ nước mắm Phú Quốc phải mất nhiều thời gian, chi phí mới đòi lại được. Do đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm thủy sản là rất cần thiết và cấp bách, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có cam kết về sở hữu trí tuệ rất cao và nhiều quy định khác biệt so với các FTA mà Việt Nam đã ký kết trước đây.

Theo các chuyên gia, khi thực thi EVFTA qua việc trao đổi hàng hóa, xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, các quy định về chống xâm phạm quyền SHTT sẽ nghiêm minh, thậm chí rất “hà khắc”, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt là nguy cơ bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng, mất thị trường… khi để xảy ra các vụ tranh chấp về SHTT.

Các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu đã chuẩn bị sẵn sàng cho cơ hội lớn này bằng việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, nguồn nguyên liệu đạt chuẩn… nhưng còn ít doanh nghiệp xúc tiến các giải pháp SHTT.

Bên cạnh đó, các hộ sản xuất thủy sản nhỏ lẻ chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của bảo hộ sở hữu trí tuệ do đó chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu thủy sản lớn mới chỉ tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm của doanh nghiệp, chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu của sản phẩm quốc gia.

Suy nghĩ này cần phải điều chỉnh trong thời gian rất gấp, bởi nếu doanh nghiệp lơ là các quy định về SHTT, có thể sẽ bị thua ngay chính trên sân nhà.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác trong và ngoài nước cũng như các vấn đề pháp lý xin liên hệ:

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

CÔNG TY LUẬT VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SHTT SIPCO

Tầng 2, Tòa nhà Lotus Building, số 2 phố Duy Tân, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024 3734.8686/Hotline: 092 779 6428

Email: [email protected]

Website: www.sipco.vn